Một trong những nguyên nhân chính gây khó chịu và cảm giác mệt mỏi cho người ngồi trên ô tô là tiếng ồn. Vậy có nên làm cách âm ô tô hay không ?
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn trên xe ô tô?
Hiện tượng cộng hưởng âm thanh do lốp xe tiếp xúc với mặt đường, lốp xe không tương thích với mâm xe, tình trạng của lốp không tốt, các chi tiết máy ma sát với nhau, động cơ gặp vấn đề, tác động từ môi trường bên ngoài,… tạo ra những âm thanh lớn gây cảm giác khó chịu cho người ngồi trên xe.
Tiếng ồn từ lốp xe hoặc gầm xe
Những tiếng ồn khi lái xe do ma sát lốp với mặt đường, các chi tiết cơ khí trong gầm xe ma sát với nhau là hiện tượng khó tránh khỏi. Song, đôi khi đây còn là dấu hiệu cảnh báo bộ phận này có vấn đề và cần được bảo dưỡng.
Dưới đây là những yếu tố tác động cụ thể:
Hiện tượng lốp xe tiếp xúc với bề mặt đường: Sỏi đá, đường nhựa thường có bề mặt nhám, gồ ghề hoặc đường cao tốc được trải nhám chống trượt dễ tạo ra tiếng ồn khi ô tô đi qua.
Loại lốp: Sử dụng lốp có độ cứng cao, bản rộng, lốp xe không tương thích với mâm xe, áp suất lốp thấp, lốp bị mòn ma sát với mặt đường tạo nên âm thanh lớn.
Loại bánh mâm xe: Bánh mâm có trọng lượng nhỏ, hiệu năng cao và các nan thưa nhau sẽ tạo ra tiếng ồn rõ ràng hơn so với bánh mâm bằng kim loại, nhiều nan và nặng hơn.
Thiết kế bộ khung thân xe: Khả năng cách âm ở mỗi xe khác nhau, điều này tùy thuộc vào vật liệu khung thân xe của mỗi nhà sản xuất hoặc mỗi phân khúc xe.
Tiếng ồn do môi trường bên ngoài
Trong quá trình lưu thông, âm thanh từ bên ngoài như: tiếng mưa, tiếng phương tiện khác đang di chuyển truyền vào trong cabin theo các cấp độ khác nhau. Đặc biệt, khi vận hành xe ở tốc độ cao, tiếng gió rít lớn cũng là tác nhân khiến tiếng ồn vọng vào bên trong.
Tiếng ồn phát ra từ khoang động cơ
Khoang động cơ bao gồm nhiều bộ phận như: chân ga, phanh, côn, vô lăng hay hộp số,… Trong quá trình vận hành, các chi tiết máy ma sát với nhau tạo ra cộng hưởng âm thanh. Trong nhiều trường hợp, một số linh kiện trong động cơ gặp vấn đề có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tiếng ồn lớn.
Bên cạnh đó, động cơ nằm ở đầu xe, ngay gần ghế lái trong cabin nên đây chính là vị trí cảm nhận rõ tiếng ồn khiến người lái có thể mất tập trung ảnh hưởng đến quá trình lưu thông trên đường. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra hơn do hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều được thiết kế cách âm khoang động cơ và cabin khá tốt.
Có nên cách âm chống ồn cho xe ô tô?
Vì vấn đề cách âm – tiêu âm không được quan tâm nhiều nên “khả năng cách âm kém”, “xe quá ồn”, “xe ù ù khó chịu”… luôn là vấn đề muôn thuở mà người dùng xe giá rẻ thường xuyên than phiền. Khi bỏ ra số tiền lớn để sắm xe (thậm chí chịu cả gánh nặng mua xe trả góp) thì ai ai cũng muốn mình và gia đình có được trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, việc xe quá ồn lại ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm, dễ đem lại sự mệt mỏi.
Xe ô tô bị ồn là vấn đề nói lớn thì không quá lớn, nói nhỏ cũng không hẳn đúng. Tiếng ồn ô tô trước hết gây cảm giác khó chịu, ù tai… Nếu di chuyển đường dài tiếng ồn có thể gây mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung lái xe…
Đã chi trả số tiền lớn để mua xe ô tô mà hàng ngày phải chịu cảnh tiếng ồn khó chịu mỗi khi xe lăn bánh thì quả là nỗi ám ảnh. Nhiều người chọn giải pháp mở nhạc, mở radio để “tiếng hát át tiếng ồn” nhưng cũng không mấy hiệu quả, sự cộng hưởng âm thanh chỉ càng làm tình trạng này nặng nề thêm.
Hiện nay, có nhiều cách giảm ồn, chống ồn xe ô tô như dùng thảm lót sàn 6D, phủ gầm ô tô, bọc trần ô tô, dùng gioăng cửa cao su chống ồn… Nhưng theo giới chuyên môn, dán vật liệu cách âm – tiêu âm chuyên dụng chính là giải pháp hiệu quả nhất. Dán cách âm cho xe có thể giảm ồn đến 45 – 80%.
Nguồn: https://cartimes.vn/
Bài viết tham khảo:
Lý do nên lắp thiết bị định vị ô tô
Có nên sử dụng nhiều loại dầu nhớt ô tô khác nhau cho động cơ?