Đá sỏi găm vào rãnh lốp xe ô tô nếu xảy ra thường xuyên có thể gây hỏng lốp. Xẹp hoặc thậm chí là nổ lốp. Do đó, người dùng không nên chủ quan mà cần thường xuyên kiểm tra lốp. Để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn về sau.
Đá sỏi găm vào rãnh lốp xe ô tô có nguy hiểm hay không?.
Nếu hay quan sát lốp ô tô. Có thể thấy sau một thời gian sử dụng sẽ có đá, sỏi… mắc vào các khe, rãnh trên bề mặt lốp. Thậm chí, với những xe ô tô dùng lốp mới. Thường xuyên đi lại trên các đoạn đường xấu thì đá, sỏi cũng mắc khá nhiều trên cách rãnh lốp xe.
Việc đá sỏi găm vào rãnh lốp ô tô khiến không ít người dùng ô tô, đặc biệt những ai mới sở hữu ô tô cảm thấy lo lắng. Vì cho rằng có thể làm hư hỏng và gây nổ lốp khi xe di chuyển ở tốc độ cao.
Việc đá sỏi găm vào rãnh lốp ô tô khiến không ít người dùng ô tô. Đặc biệt những ai mới sở hữu ô tô cảm thấy lo lắng.
Song, ở một số trường hợp khác lại khá chủ quan. Cho rằng nó không ảnh hưởng gì nghiêm trọng, là vặt vãnh vì đường kính cỡ lốp trên xe ô tô khá lớn. Tuy nhiên, chính vì sự chủ quan này lại vô tình gây ảnh hưởng đến lốp. Hư hỏng và thậm chí còn gây ra rủi ro va chạm.
Thậm chí, sỏi hoặc đá nhỏ nếu để dính liên tục hoặc mắc vào các rãnh lốp còn có thể làm hỏng lốp. Gây xẹp hoặc nổ lốp, nhất là khi xe di chuyển ở tốc độ cao.
Thông thường các mảnh vụn bị mắc trong các rãnh lốp ô tô sẽ là đá sỏi, từ các đống đổ nát,… Với các loại này sẽ không đủ sắc bén để xuyên qua bề mặt cao su của lốp vốn được cấu tạo nhiều lớp khác nhau. Tuy nhiên, việc đá sỏi mắc trong các khe, rãnh lốp ô tô sẽ ít nhiều tạo ra âm thanh khi lốp xe quay. Gây khó chịu cho người lái cũng như những người ngồi trong xe khi hạ cửa kính.
Một số trường hợp sỏi đá có đầu nhọn thì hoàn toàn có thể đâm xuyên qua lớp cao su.
Hoặc một số trường hợp sỏi đá có đầu nhọn thì hoàn toàn có thể đâm xuyên qua lớp cao su, gây hư hại cho lốp xe.
Theo đó, việc kiểm tra lốp xe thường xuyên là điều cần thiết. Thậm chí, việc làm này còn giúp người dùng loại bỏ được các vật dụng bám vào lốp. Gây nguy cơ thủng lốp như đinh, vít và các vật cứng sắc, nhọn,… Ngoài ra, khi tự rửa xe tại nhà cũng có thể cẩn thận dùng dụng cụ để loại bỏ đá, sỏi mắc vào các khe, rãnh trên lốp xe.
Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố khác có thể khiến lốp bị xì, nổ như lốp quá mòn. Áp suất lốp quá cao, căn chỉnh bánh xe bị lệch khiến lốp mòn không đều, lốp bị xuống cấp có dấu hiệu như nứt, phồng… Do đó, trước những chuyến đi dài, người dùng nên chú ý kiểm tra tình trạng lốp xe và theo dõi áp suất lốp trong quá trình lái xe để đảm bảo an toàn.
Nguồn: http://www.autofun.vn
Số D3 trong hộp số tự động có ý nghĩa gì?