Kỹ năng chạy xe an toàn trên đoạn đường đèo dốc

Lái xe qua những cung đường đèo dốc luôn là một thử Thách lớn, thậm chí đối với cả những tay lái lâu năm. Với các kỹ năng dưới đây sẽ giúp các “bác tài” có chuyến đi an toàn qua những cung đường “tử thần” này. 

ky-nang-chay-xe-an-toan-tren-doan-duong-deo-doc

1. Kiểm tra, bảo dưỡng xe trước mỗi chuyến đi.

Trước mỗi chuyến đi, cần đưa xe đi kiểm tra bảo dưỡng, để đảm bảo cho việc vận hành ổn định và trơn tru cho những chuyến đi đường dài; đặc biệt là kiểm tra hệ thống phanh, chất lượng dầu phanh, tình trạng lốp xe…
Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra hệ thống gạt, điều hòa, ống xả, hệ thống đèn xe, còi, kiểm tra dầu động cơ, nước rửa kính… để luôn đảm bảo mọi thứ trong trạng thái tốt nhất.

2. Ghi nhớ nguyên tắc “lên già – xuống non”

ky-nang-chay-xe-an-toan-tren-doan-duong-deo-doc

Sử dụng số phù hợp với độ dốc của đèo, nếu số thấp quá có thể sẽ làm động cơ bị quá nhiệt thì số cao quá dễ làm mất kiểm soát. Ra vào số theo nguyên tắc “lên già – xuống non”, nghĩa là khi leo lên thì tăng số muộn hơn, còn khi đổ đèo thì về (xuống) số sớm hơn so với lúc điều khiển trên đường bằng. Cố gắng giữ máy vận hành ở số thấp và “lên số nào – xuống số đó”.

3. Không nên rà phanh liên tục.

Khi chạy ở nơi dốc núi, nhiều người có xu hướng sử dụng phanh liên tục để hãm tốc độ. Tuy nhiên, đây thực sự sẽ không có lợi cho xe. Rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng, giảm ma sát và có thể cháy may-ơ.
Để hãm tốc độ xe khi đổ đèo, nên trau dồi kỹ năng dùng số kết hợp với phanh. Phanh hoạt động tốt nhất sau khi đã về số hoặc phải giảm tốc độ khẩn cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi phải dùng để giảm tốc độ cũng cần tránh phanh gấp, đặc biệt lúc xe đang vào góc nghiêng.

4. Hạn chế ôm vạch chia đường.

ĐIều kiện đường đèo dốc thường nhỏ hẹp hơn với đường ở địa hình bằng phẳng, việc lái xe trên các cung đường này đòi hỏi tính linh hoạt để đảm bảo tính an toàn cho mình và những xe chạy ngược chiều.
Khi lái xe trên đường dốc cần chú ý quan sát, nhường đường cho các xe lớn hơn khi vào cua… Sử dụng còi hay nháy đèn báo hiệu các xe khác khi tầm nhìn bị hạn chế.

5. Chú ý khi vượt xe trên đường đèo.

ky-nang-chay-xe-an-toan-tren-doan-duong-deo-doc

Khi cần vượt xe đều phải chú ý quan sát và có báo hiệu cho các xe phía trước để đảm bảo quá trình vượt xe được an toàn. Với đường đèo dốc vượt xe cần phải chú ý hơn do các đoạn cua liên tục, hạn chế tầm nhìn và độ dốc lớn khiến xe cần nhiều sức mạnh hơn.
Khi vượt xe cần chú ý quan sát đường, đảm bảo không gian đủ an toàn để vượt lên, ra tín hiệu báo cho xe phía trước và chuyển cần số phù hợp để đủ sức mạnh cho xe vượt qua.

6. Quan sát đồng hồ lái, nhiệt độ nước làm mát.

Khi lái xe trên đường đèo dốc, động cơ của xe sẽ làm việc “nặng nhọc” hơn so với khi đi trên đường bằng phẳng, hệ thống làm mát động cơ hoạt động hết công suất để đảm bảo xe không quá nhiệt.
Vì thế cần quan sát mức nhiệt độ nước làm mát động cơ nằm ở mức an toàn. Nếu động cơ của xe quá nóng thì nên dừng xe lại ở những đoạn đường trống, tầm nhìn thông thoáng để xe tạm nghỉ trước khi xuất phát trở lại.

7. Chú ý độ dốc, các biển báo khúc cua.

Việc quan sát độ dốc của các đoạn đường, biển báo khúc cua giúp bạn lường trước đoạn đường sắp đến và điều khiển chân ga, hộp số cho phù hợp cũng như muốn vượt xe an toàn.

8. Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột.

Khi có ý định dừng xe lại nghỉ chân, hay bắt gặp một khung cảnh đẹp không thể nào bỏ qua, hãy quan sát những xe ở phía sau, bật đèn báo rẽ để thông báo cho các xe khác mình đang muốn dừng lại; Tránh tình trạng phanh gấp, dừng đột ngột, dẫn đến những xe phía sau không xử lý kịp, dễ gây ra tai nạn.
Bật đèn báo hiệu khẩn cấp khi cần thiết để đảm bảo tính an toàn hơn khi dừng xe trên đường đèo.

Xem thêm : 

Đăng ký tư vấn xe và nhận thông tin khuyến mãi mới nhất





    This will close in 0 seconds